Triết học luật pháp Luật_pháp

Bài chính: Triết học luật pháp

Triết học luật pháp thường được coi như là lý thuyết pháp lý. Lý thuyết pháp lý quy phạm thực chất là triết học chính trị, và đặt vấn đề là: "luật nên là gì?", trong khi đó lý thuyết pháp lý phân tích đặt câu hỏi là "luật là gì?". Câu trả lời theo chủ nghĩa công lợi của John Austin là luật là "những mệnh lệnh, được bảo đảm bằng sự đe dọa trừng phạt, từ một ông vua, cho những người có thói quen phục tùng". Mặt khác, những luật gia theo trường phái tự nhiên, như là Jean-Jacques Rousseau, chỉ ra là luật thực chất phản ánh đạo đức và những luật tự nhiên không thể thay đổi. Quan niệm "luật tự nhiên" xuất hiện trong triết học Hy Lạp cổ đại và gắn liền với khái niệm về công lý, và tái xuất trong dòng chảy văn hóa Phương Tây thông qua các tác phẩm của Thomas Aquinas.

Hugo Grotius, người sáng lập ra hệ thống luật tự nhiên duy lý thuần túy, lập luận rằng luật phát sinh từ đồng thời sự thúc đẩy của xã hội- như Aristotle đã từng nói-và lẽ phải. Immanuel Kant tin rằng một mệnh lệnh đạo đức đòi hỏi luật pháp "phải được chọn ra như là mặc dù chúng nên được giữ như một quy luật của tự nhiên". Jeremy Bentham và học trò của mình Austin, theo David Hume, tin rằng việc đồng nhất "là" và "nên là" là một vấn đề. Bentham và Austin ủng hộ luật pháp thực chứng; rằng luật pháp thực sự hoàn toàn tách biệt với "đạo đức". Kant cũng bị chỉ trích bởi Friedrich Nietzsche, người mà phủ nhận nguyên tắc bình đẳng, và tin rằng luật xuất phát từ ý chí hướng tới quyền lực, và không thể bị coi là "đạo đức" hay "vô đạo đức"

Năm 1934, Hans Kelsen, triết gia người Áo, tiếp tục truyền thống thực chứng trong cuốn sách của ông, Lý thuyết Luật pháp Thuần Túy. Kelsen tin rằng mặc dù luật pháp tách biệt với đạo đức, nó được gán cho "tính chuẩn mực"; tức là chúng ta nên tuân thủ nó. Trong khi luật pháp do con người đặt ra "là" một lời tuyên bố (ví dụ như tiền phạt cho hành vi đi ngược chiều trên đước cao tốc là 500); luật pháp cho chúng ta biết điều gì chúng ta "nên" làm. Do vậy, mỗi hệ thống pháp lý có thể đưa ra giả thuyết có một tiêu chuẩn cơ bản (Grundnorm) bắt chúng ta phải tuân theo. Đối thủ của Kelsen, Carl Schmitt, bác bỏ cả hai, chủ nghĩa thực chứng và khái niệm về nguyên tắc luật pháp vì ông ta không chấp nhận sự vượt trội của các nguyên tắc chuẩn mực trừu tượng so với các quyết định và địa vị chính trị. Do đó, Schmitt ủng hộ lý thuyết pháp lý của sự ngoại lệ, mà phủ nhận các quy phạm pháp luật có thể bao gồm tất cả kinh nghiệm chính trị.